Ví dụ Thứ tự toàn phần

  • Mọi tập con của tập sắp thứ tự toàn phần X là tập sắp thứ tự toàn phần do thu hẹp thứ tự trên X.
  • Thứ tự duy nhất trên tập rỗng ∅, là thứ tự toàn phần.
  • Tập các số đếm hoặc tập các số thứ tự, (và mạnh hơn, tập này có thứ tự tốt).
  • Nếu X là tập hợp tuỳ ý và f là hàm đơn ánh từ X đến tập sắp thứ tự toàn phần, thì f cảm sinh thứ tự toàn phần trên X bằng cách định nghĩa x1 ≤ x2 khi và chỉ khi f(x1) ≤ f(x2).
  • Thứ tự từ điển trên tích Đề-các của họ các tập sắp thứ tự toàn phần, và được sắp chỉ số theo thứ tự tốt, thì chính nó là thứ tự toàn phần.
  • Tập các số thực được sắp theo thứ tự thông thường "nhỏ hơn hoặc bằng" (≤) hoặc "lớn hơn hoặc bằng" (≥) là tập sắp thứ tự toàn phần. Bởi mọi tập con của tập sắp thứ tự toàn phần cũng sắp thứ tự toàn phần, nên các tập như số tự nhiên, số nguyênsố hữu tỉ đều có thứ tự toàn phần. Mỗi tập này đều có thể chứng minh là "ví dụ ban đầu" duy nhất (xê xích đẳng cấu thứ tự) của tập thứ tự toàn phần cho một số tính chất, (ở đây, thứ tự toàn phần A là ban đầu cho một tính chất nếu như B có tính chất đó thì có đẳng cấu thứ tự từ A sang tập con của B):[9][cần dẫn nguồn]
    • Tập các số tự nhiên lập thành tập sắp thứ tự toàn phần ban đầu không có cận trên.
    • Tập các số nguyên lập thành tập sắp thứ tự toàn phần ban đầu không có cận trên hay cận dưới.
    • Tập các số hữu tỉ lập thành tập sắp thứ tự toàn phần ban đầu có tính trù mật trong các số thực. Hơn nữa, rút gọn phản xạ < là thứ tự trù mật trên các số hữu tỉ.
    • Tập các số thực lập thành tập sắp thứ tự toàn phần ban đầu có tính liên thông trong tô pô thứ tự (định nghĩa bên dưới).
  • Các trường được sắp có thứ tự toàn phần theo định nghĩa. Chúng bao gồm cả số thực và số hữu tỉ. Mọi trường được sắp đều chứa trường con đẳng cấu với tập các số hữu tỉ. Bất kỳ trường được sắp có tính đầy đủ-Dedekind thì đẳng cấu với các số thực.
  • Tập các chữ cái trong bảng chữ cái sắp xếp theo thứ tự từ điển, tức A < B < C là tập sắp thứ tự toàn phần.